11.  KÝ GIẢ:

 

1-4/6 với 7000 tham dự viên ký giả quốc tế và gia đình. 2/6 sáng họp về chủ đề “Chân Lý và Chứng Từ”. Chính ngày 4/6, sau Thánh Lễ tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI do Đức Hồng Y Roger Etchegaray dâng, ĐTC đã ban huấn từ.

 

 

Q

uí ký giả thân mến, Tôi rất mong có cuộc gặp gỡ anh em đây, chẳng những vì niềm vui được hợp với anh em trong cuộc hành trình Mừng Kỷ Niệm của anh em, như Tôi từng làm với nhiều nhóm khác, mà còn vì muốn trả món nợ tri ân của Tôi cho vô số các ký giả chuyên nghiệp, những người đã thực hiện tất cả những gì có thể để làm cho các lời nói và việc làm nơi thừa tác vụ của Tôi được khắp nơi biết đến trong những năm Giáo Triều của Tôi” (đoạn 1.4).

 

“Trong thế giới của ngành phóng viên thì đây là thời điểm của những chuyển biến sâu xa. Việc phát triển quá nhanh của những kỹ thuật mới mẻ đang ảnh hưởng đến mọi ngành cho đến nay, và không nhiều thì ít liên hệ tới tất cả mọi người. Việc toàn cầu hóa đã làm tăng năng lực cho phương tiện truyền thông, song cũng làm cho nó bị chi phối bởi những áp lực của ý thức hệ cũng như của thương trường hơn. Điều này phải nhắc cho thành phần ký giả quí vị hãy biết suy nghĩ tự hỏi mình về ý nghĩa ơn gọi của mình với tư cách là những Kitô hữu dấn thân trong ngành truyền thông” (đoạn 2.1).

 

“... Quí vị được kêu gọi để sử dụng khả năng chuyên nghiệp của mình vào việc phục vụ thiện ích về luân lý cũng như về tâm linh cho cá nhân cũng như cho cộng đồng nhân loại” (đoạn 3.2).

 

“Đó là cái khó nhất của vấn đề luân lý là vấn đề không thể tách biệt khỏi việc làm của quí vị. Ngành phóng viên, với ảnh hưởng bao rộng và trực tiếp của mình trên ý nghĩ quần chúng, không thể bị lôi kéo bởi nguyên những tác lực kinh tế, những khuynh hướng lợi lộc và đảng phái. Trái lại, ở một nghĩa nào đó, nó phải được coi như là một việc ‘linh thánh’, phải được thi hành với ý thức là phương tiện mãnh lực về truyền thông xã hội được trao phó nơi quí vị là để cho công ích và, đặc biệt là để cho thiện ích của những thành phần thấp kém nhất trong xã hội, từ trẻ em đến kẻ bần cùng, từ bệnh nhân đến những ai bị loại trừ và kỳ thị” (đoạn 4.1).

 

“... Không có một thứ tự do nào là tuyệt đối hết, kể cả tự do diễn đạt: thật vậy, nó bị giới hạn bởi trách nhiệm phải tôn trọng phẩm giá và tự do hợp pháp của kẻ khác. Tuy nhiên, không có gì là hay ho được viết lên, phát hành hay phát thanh phát hình mà lại có thể tác hại đến sự thật cả: ở đây Tôi chẳng những cố ý nói đến sự thật về các dữ kiện được quí vị tường trình, mà còn đến cả ‘sự thật về con người’, về phẩm vị của con người trong tất cả mọi chiều kích của nó” (đoạn 4.2).

 

(L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 7/6/2000, trang 1-2)